HOÀNG SU PHÌ – VẺ ĐẸP THƠ MỘNG MÙA LÚA CHÍN

HOÀNG SU PHÌ – VẺ ĐẸP THƠ MỘNG MÙA LÚA CHÍN

Hoàng Su Phì là một trong những điểm điểm đến hấp dẫn không chỉ bởi cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn vì những thửa ruộng bậc thang huyền bí, rực rỡ lúa chín. Những dải lúa chín rơi từ trên cao xuống, tô điểm cho bức tranh đậm chất văn hóa và tinh tế của người dân tộc nơi đây. Hãy cùng Danatravel bắt đầu hành trình khám phá bí mật của Hoàng Su Phì, nơi mà mùa lúa chín là khoảnh khắc thiên nhiên kết hợp hài hòa giữa sức sống và vẻ đẹp.


1. Hoàng Su Phì ở đâu?

Hoàng Su Phì là một huyện thuộc tỉnh Hà Giang, nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng, phía Bắc Việt Nam, nổi tiếng với cảnh đẹp núi non hùng vĩ và văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số như Dao, Mông, Nùng, Tày,... Huyện Hoàng Su Phì cách thủ đô Hà Nội khoảng 300 km về phía Bắc.

Hoàng Su Phì là nơi kết thúc trọn vòng cung ngắm lúa vàng của toàn vùng cao miền Bắc. Tuy nhiên, đường đến đây để ngắm lúa vàng cũng rất gian nan bởi những cung đường ngoằn nghoèo, những con dốc thẳng đứng, cho nên vậy mà người ta thường có câu:''Nhất Su Phì, nhì Bắc Mê'’. Nhưng Hoàng Su Phì vẫn thu hút nhiều khách du lịch bởi vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ mùa lúa chín.

Hoàng Su Phì

2. Vẻ đẹp say đắm của Hoàng Su Phì mùa lúa chín

Hoàng Su Phì là một trong những địa điểm có ruộng bậc thang đẹp nhất Việt Nam. Đường đến với Hoàng Su Phì tuy khó khăn nhưng hằng năm từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, khách du lịch vẫn nườm nượp đổ về Hoàng Sù Phì ngắm mùa lúa vàng. Mỗi bước chân đặt lên Hoàng Su Phì trong mùa lúa chín là như bước vào một tranh nghệ thuật tự nhiên, với những thửa ruộng bậc thang mênh mông bao phủ bởi tấm thảm lụa vàng ươm. Những dải lúa chín rơi từ trên cao xuống, tô điểm cho bức tranh đậm chất văn hóa và tinh tế của người dân tộc nơi đây.

Đứng trước khung cảnh rộng lớn, du khách sẽ không khỏi trầm trồ khi ngắm nhìn hàng nghìn thửa ruộng bậc thang trải đều tít tắp, uốn lượn bao quanh những sườn đồi, lưng núi. Những tia nắng, làn mây thơ mộng ở đây như tô điểm thêm cho bức tranh sinh động. Hương lúa mới thoang thoảng làm ấm lòng người dân. Nếu bạn yêu thích sự lãng mạn của mùa thu, nơi đây chắc chắn là điểm dừng chân không thể thiếu với những tấm hình sống ảo đẹp lung linh. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ thấy một vài bóng người nhấp nhô gặt lúa, chăm lúa trên những thửa ruộng bật thang. Những thửa ruộng nhiều tầng bậc từ ven suối lên tới tận đỉnh núi và đan xen vào những khe suối, nương chè tạo lên một vẻ đẹp nao nức lòng người. Khoảnh khắc lắng đọng tai nghe tiếng róc rách của những con suối cũng sẽ giúp bạn quên hết đi những bộn bề, ngột ngạt trong cuộc sống thường ngày.

Hoàng Su Phì mùa lúa chín

3. Mùa lúa chín diễn ra vào thời gian nào?

Mùa lúa chín tại Hoàng Su Phì thường diễn ra vào khoảng tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Đây là thời gian lúa bắt đầu chuyển sang màu vàng óng ánh, tạo nên cảnh đẹp huyền bí và quyến rũ nhất cho những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng của Hoàng Su Phì. Trong khoảng thời gian này, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những bức tranh lúa chín đẹp mắt và tham gia các hoạt động lễ hội truyền thống của địa phương. Một buổi sáng tinh mơ mờ sương, cái lạnh của vùng cao rải đầy trên những con đường nghoằn nghoèo, trên những bông hoa tam giác mạch hồng phấn và trên những bông lúa đang vương mình trĩu hơi sương. Nếu bạn muốn nếm vị ngọt của hương lúa chín và check in những tấm ảnh lúa vàng óng ả thì nên ghé thăm Hoàng Su Phì vào khoảng thời gian này. Từ giữa hoặc cuối tháng 10 trở đi, người dân sẽ nhanh chóng thu hoạch lúa nên bạn đừng bỏ lỡ khoảnh khắc cánh đồng lúa chín đẹp nhất nhé. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra thông tin thời tiết và lịch trình cụ thể trước khi lên đường để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất.

Hoàng Su Phì tháng 9 đến tháng 10

4. Những địa điểm ngắm mùa lúa chín đẹp nhất tại Hoàng Su Phì

Ruộng bật thang Bản Phùng

Bản Phùng là một trong những điểm đến nổi tiếng và lý tưởng để ngắm lúa chín tại Hoàng Su Phì. Nằm trong vùng núi cao của huyện Hoàng Su Phì, Bản Phùng là một bản làng của người H'Mông, với cảnh đẹp hùng vĩ của ruộng bậc thang màu vàng óng ánh. Từ Bản Phùng nhìn xuống, bạn có thể tận hưởng cái nhìn hùng vĩ của những dãy núi, thung lũng và những ruộng bậc thang vô cùng ấn tượng. Ruộng bậc thang ở đây nằm cheo leo trên những dốc núi thẳng đứng.

Đặc biệt hơn, trên những cung đường có tầm nhìn ra ruộng bậc thang đẹp như bản Luốc, Tả Sử Choong, Bản Péo, bản Nhùng, người dân sẽ dựng một vài chiếc chòi nhỏ để bạn có thể ra đó ngắm cảnh và hoàn toàn miễn phí nhé. Khác xa với nét mềm mại, lãng mạn như những ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải thì ở Bản Phùng lại mang một vẻ xưa cũ, và hùng vĩ hơn nhờ nằm trên ngọn núi cao tít, điểm nhấn xung quanh là những ngôi nhà sàn độc đáo của người dân.

Ruộng bật thang Bản Phùng

Ruộng bậc thang Hồ Thầu

Hồ Thầu cách ngã 3 xã Nậm Dịch khoảng 16km. Ruộng bậc thang ở Hồ Thầu của người dân tộc Dao đỏ. Tại đây, cả không gian ruộng bậc thang như sáng bừng lên màu vàng đẹp óng ả dưới ánh nắng mặt trời. Màu của sự ấm no mùa gặt của người dân Dao đỏ cũng hiện lên thật rõ nét mỗi khi mùa lúa chín về. Người dân ở đây thường có có lệ, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ lại đất khỏi bị sạt lở.

Ruộng bậc thang Hồ Thầu

Ruộng bậc thang Thông Nguyên

Ruộng bậc thang Thông Nguyên nằm ở tả ngạn, nơi hội tụ 3 dòng chảy suối lớn: suối Phìn Hồ đổ xuống, suối Nậm Ông chảy về và suối Nậm Khòa dội sang cùng đổ vào một chỗ tạo thành một khung cảnh tuyệt đẹp ngay trên lưng chừng núi. Nhiều người nói rằng, Thông Nguyên- nơi “Quần Sơn - Tụ Thủy”. Thông Nguyên là một trong những địa điểm ngắm ruộng bậc thang lý tưởng ở Hoàng Su Phì, đoạn đường đẹp nhất bạn có thể dừng lại chụp ảnh sống ảo là khoảng đường từ Bắc Quang đi Hoàng Su Phì.

Ruộng bậc thang Thông Nguyên

Ruộng bậc thang Bản Luốc – Sán Sả Hồ

Xã Bản Luốc và Sán Sả Hồ có địa hình là núi đất và độ dốc vừa phải nên ngắm nhìn mùa lúa chín ở đây là vô cùng lý tưởng. Tại đây, đâu đâu cũng có ruộng bậc thang theo hình ngợn sóng và cánh cung. Ruộng bậc thang ở đây là của người Dao áo dài và người Nùng. Ngoài ra, bạn nên tránh đi vào những tháng mùa mưa. Lúc này không những đường khó đi mà nguy cơ sạt lỡ, đá lở cũng rất lớn, cực kỳ nguy hiểm để di chuyển phượt đường đèo.

Ruộng bậc thang Bản Luốc – Sán Sả Hồ

Ruộng bậc thang Nậm Ty

Nậm Ty nằm trên km24 đường Bắc Quang đi Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang Nậm Ty là của người Dao đỏ. Đứng từ trên cao nhìn xuống bạn sẽ thấy một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ với những thửa ruộng bậc thang lắp ló sau màn mây nhàn nhạt. Bên cạnh đó, bạn có thể để ý trên đường đi còn có những căn nhà chòi có tầm nhìn ra ruộng bậc thang đẹp được người dân dựng lên. Những căn chòi này là hoàn toàn miễn phí. Chắc chắn bạn sẽ chụp được nhiều tấm ảnh đẹp tại đây đấy.

Ruộng bậc thang Nậm Ty

5. Hoàng Su Phì mùa lúa chín nên khám phá những gì?

Lễ hội ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì là di tích cấp quốc gia và là điểm du lịch thu hút tại Hà Giang. Hàng năm, huyện Hoàng Su Phì thường tổ chức Tuần văn hóa du lịch ruộng bậc thang từ ngày 24 đến 26-9, cho đến nay nó đã trở thành lễ hội thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. Lễ hội thường diễn ra trong mùa lúa chín, là dịp để cộng đồng địa phương và du khách cùng nhau tận hưởng không khí vui tươi, nghệ thuật, và văn hóa đặc sắc của vùng núi cao này đồng thời giới thiệu những nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng cao thuộc huyện Hoàng Su Phì.

Lễ hội ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì thường bao gồm các hoạt động như diễu hành nghệ thuật, triển lãm nghệ thuật dân gian, các trò chơi dân gian, các màn biểu diễn văn nghệ truyền thống, và các lễ hội ẩm thực với các món ăn đặc sản của vùng. Các nghệ sĩ địa phương thường tham gia để trình diễn các màn nghệ thuật truyền thống như múa, hát, và các biểu diễn khác, giới thiệu đến du khách vẻ đẹp và sức sống của văn hóa dân dụ. Tại đây, ban tổ chức sẽ tái hiện lại lễ hội Quyá Hiéng; lễ cúng thần rừng của người đồng bào dân tộc dao ở xã Pố Lồ; lễ cúng cơm mới; lễ hội Gầu Tào của người dân tộc Mông ở xã Bản Péo. Một trong những sự kiện độc đáo nữa của lễ hội có thể là cuộc thi người đẹp ruộng bậc thang, nơi các cô gái địa phương tham gia để thể hiện vẻ đẹp tự nhiên và truyền thống.

Lễ hội ruộng bậc thang

Trải nghiệm nhảy dù từ trên cao ngắm lúa chín

Nhảy dù là một trong những trải nghiệm nên thử khi đến Hoàng Su Phì. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của Hoàng Su Phì từ trên cao. Điểm nhảy dù thường xuất phát từ xã Nậm Ty và tiếp đất ở xã Thông Nguyên. Mỗi lần nhảy dù sẽ kéo dài khoảng 10-20 phút, hoặc có thể dài hơn tùy vào nhu cầu của khách tham quan.

Trải nghiệm nhảy dù từ trên cao ngắm lúa chín

Heading 3: Thưởng thức ẩm thực đặc sắc

Nếu đến Hoàng Su Phì mà bỏ qua những món ăn mới lạ, đặc sắc thì thật là một điều thiếu sót. Đến đây, bạn sẽ được người dân giới thiệu những món ăn đặc trưng của họ như cốm nếp Hoàng Su Phì, thịt chuột và trà Shan Tuyết. Đây là những món ăn cực kì lạ và được chế biến cẩn thận tỉ mỉ từ những người con Đông Bắc nên rất ngon và chất lượng.

Cốm nếp Hoàng Su Phì: Cốm nếp Hoàng Su Phì là một món đặc sản nổi tiếng của vùng núi cao Hà Giang. Đây là loại cốm nếp trắng được chế biến theo phương pháp truyền thống từ gạo nếp mới thu hoạch, thường vào mùa thu khi lúa chín. Cốm nếp Hoàng Su Phì thường được sử dụng trong các bữa ăn truyền thống của người dân tộc, thường kèm theo các món như thịt, cá, hoặc đậu xanh nước cốt dừa. Và người La Chí thường đãi món này khi có khách quý đến thăm.

Cốm nếp Hoàng Su Phì

Thịt chuột La Chí: Chuột không chỉ mang ý nghĩa về tâm linh, mà nó còn gắn liền với đời sống hằng ngày của người La Chí. Thịt chuột có thể được xem như một phần của ẩm thực địa phương và là một phần của lối sống truyền thống của những cộng đồng sống ở đây. Thịt chuột có vị thơm, mềm hấp dẫn hòa cùng những loại gia vị của vùng núi đặc trưng vô cùng ngôn miệng sẽ khiến thực khách khó quên. Trong bất cứ ngày lễ cúng nào thì món này là thứ không thể thiếu, bởi người La Chí rất sợ rắn và họ tin rằng nếu dâng món thịt chuột lên để mời Thần Rắn thì sẽ không bị cắn người và giúp bản làng được ấm, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Thịt chuột La Chí

Chè Shan Tuyết: Những cây chè Shan tuyết cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm là những “báu vật” đối với người trồng chè ở Hoàng Su Phì. Đây là loài cây quý để tạo nên món chè vô cùng ngon và hấp dẫn.

Chè Shan Tuyết

6. Một số lưu ý khi đi du lịch vào mùa lúa chín

Nếu bạn đi bằng phương tiện xe máy để di chuyển thì hãy nhớ kiểm tra kỹ trước khi đi. Và cũng không quên mang theo những vật dụng sửa xe chuyên dụng.

Vào tháng 10 thì Hà Giang bắt đầu trở lạnh. Do đó, bạn nên chuẩn bị cho mình những chiếc áo ấm để giữ nhiệt tốt cho cơ thể trong suốt hành trình

Nên chuẩn bị thêm các loại thuốc như: thuốc đau bụng, thuốc dị ứng, thuốc làm dịu vết côn trùng cắn, để giúp chuyến đi thêm phần thuận lợi.

Đặt chỗ trước: Nếu có thể, đặt chỗ ở nơi nghỉ trước để tránh tình trạng hết phòng, đặc biệt là trong mùa lúa chín khi du lịch có thể tăng cao.

Cùng chuyên mục