Quảng Bình

Quảng Bình

1. Giới thiệu du lịch Quảng Bình

Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam (50km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông). Tỉnh này giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.

du lịch quảng bình


Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

 

2. Thời điểm du lịch

• Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.300mm/năm. + Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC – 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.

du lịch quảng bình

 

3. Các điểm du lịch hấp dẫn tại Quảng Bình

Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi cho vùng một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng. Đến Quảng Bình bạn sẽ được khám phá các danh lam thắng cảnh như: đèo Ngang, Đá Nhảy, bãi biển Nhật Lệ, Vũng Chùa Đảo Yến và đặc biệt là Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng di sản thiên nhiên thế giới.

3.1 Vườn Quốc Gia Phong Nha kẻ Bàng

Đây là điểm đến mà du khách không thể nào không nhắc đến khi tham quan tại Quảng Bình. Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng thuộc địa phận huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Vườn có diện tích hơn 5000 ha với nhiều hệ thống hang động phong phú, cùng các điều kiện địa hình, địa mạo và sinh vật khác biệt. Phong Nha Kẻ Bàng là một trong năm di sản văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận vào năm 2003.

động phong nha

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có một quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ phong phú, kỳ vỹ được mệnh danh là “ Vương quốc hang động”, nơi tiềm ẩn nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn, là thiên đường cho các nhà khoa học hang động, các nhà thám hiểm và du lịch. Với các điểm du lịch Phong Nha hấp dẫn như : Động Phong Nha, Động Tiên Sơn, Động Thiên Đường, Hang Tối, Hang Én, Thung Lũng Sinh Tồn, Hang Thủy Cung, khu du lịch sinh thái Suối Nước Moọc, Hang Sơn Đoòng….

động thiên đường

3.2 Thành Phố Đồng Hới

Đồng Hới là trung tâm kinh tế – văn hoá- chính trị của tỉnh Quảng Bình. Nằm bên bờ sông Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới hội đủ đặc thù của sông biển, núi rừng với nhiều danh lam thắng cảnh thơ mộng, hữu tình, nhiều di tích lịch sử văn hoá; con người Đồng Hới chất phác, bình dị, hiếu khách.Đến Đồng Hới, du khách có thể đắm mình trên những bãi biển trong xanh, sạch đẹp như biển Nhật Lệ, biển Bảo Ninh, biển Quang Phú. Bãi biển Nhật Lệ mang vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết, không gian thoáng đãng, sóng lăn tăn, nước trong xanh biếc, cát óng ánh như dát bạc, môi trường du lịch trong lành. Bãi biển Quang Phú mang một vẻ đẹp hiền hoà và trầm lắng hơn, nép mình dưới những rặng phi lao xanh ngắt, kéo dài như vô tận.

thành phố đồng hới

Đặc biệt du khách còn có dịp khám phá nơi đây một vùng đất có bề dày văn hoá, lịch sử truyền thống cách mạng hào hùng. Tham quan di chỉ khảo cổ Bàu Tró, thành Đồng Hới, Quảng Bình quan, Nhà thờ Tam Tòa, Tượng đài Mẹ Suốt, Luỹ Thầy..;tham dự lễ hội bơi trải, cầu mùa, thưởng ngoạn các điệu múa dân gian, thưởng thức ẩm thực đặc sắc, truyền thống của vùng đất Quảng Bình.

3.3 Biển Đá Nhảy

Đèo Lý Hòa một địa danh du lịch Quảng Bình là tên gọi của một vùng quê được hình thành từ năm 1705, nằm cạnh đường quốc lộ 1A, cách tỉnh lỵ Quảng Bình chừng 23 km về phía Bắc. Dưới chân đèo Lý Hoà, chỗ giáp giữa biển với núi có một bãi đá có rất nhiều đá to, nhỏ, thấp, cao. Mỗi khi có sóng xô, trông đá như những con cóc lớn nhảy trên sóng, tạo nên hàng loạt âm thanh rì rào khác nhau. Có lẽ vì vậy mà cái tên Đá Nhảy được ra đời từ đó để ghi dấu nét riêng của bãi biển này. Vua Thiệu Trị năm 1842, trên đường tuần du Bắc Hà đã dừng lại trên vùng đất Lý Hòa và cho khắc bia lưu niệm.

biển đá nhảy

Đến Quảng Bình ghé Đá Nhảy không chỉ là khu du lịch nghỉ mát lí tưởng vì có bãi tắm đẹp nằm dưới chân núi, mây nước hữu tình nên thơ mà biển nơi đây có nhiều rạn ngầm, đó chính là nơi cư trú của nhiều loại hải sản quý như: tôm, cá, cua, mực, ốc,… có thể chế biến thành những món đặc sản biển hấp dẫn du khách.

3.4 Làng Bích Họa Cảnh Dương

Làng Cảnh Dương được biết đến là một trong tám làng nổi tiếng từ xưa (bát danh hương) của tỉnh Quảng Bình với gần 400 năm lịch sử có truyền thống khoa bảng và chiếu đấu anh hùng trong kháng chiến chống Pháp. Đến tận ngày nay Cảnh Dương vẫn giữ vững tinh thần và phát huy giá trị nghề chài lưới, chế biến thủy hải sản, buôn bán cùng những giá trị văn hóa đặc sắc là điểm đến không thể bỏ qua trong chương trình du lịch Quảng Bình của bạn.

làng bích họa

3.5 Vũng Chùa

Vũng Chùa – Đảo Yến nằm cách Đèo Ngang 7km về phía nam, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Vũng Chùa là bãi biển nên thơ yên bình, ngoài biển có Đảo Yến, được xem như bức bình phong tạo nên khung cảnh hữu tình. Mũi Rồng, nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chính là ngọn núi Thọ thuộc dãy Hoành Sơn đâm ngang ra biển. Nơi đây được coi là có địa thế “rồng cuộn hổ ngồi”. 

vũng chùa

3.6 Đèo Ngang – Hoành Sơn Quan

Theo con đường thiên lý Bắc Nam du khách đặt chân đến Đèo Ngang là ranh giới tự nhiên của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh xưa là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành trong lịch sử. Đèo Ngang là con đèo vượt dãy Hoành Sơn, là một chốt hiểm yếu trên con đường thiên lý bắc – nam. Nổi tiếng trong bài thơ ” Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan những câu thơ đã đi vào lòng người mà mỗi người Việt Nam ai củng biết đôi ba câu.

đèo ngang

3.7 Đền thờ Công Chúa Liễu Hạnh

Ghé thăm đèo Ngang, bạn đừng quên dừng chân thắp hương cầu an tại Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa nơi thờ tự một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam nổi tiếng linh thiêng nằm ngay dưới chân đèo. Ngôi đền có tổng diện tích gần 350 m², phía sau đền là dãy Hoành Sơn, ngay trước mặt là hồ nước ngọt của xã Quảng Đông, mặt đền quay hướng Nam cũng là hướng biển phong cảnh thanh thịnh.

đèn thờ công chúa liễu hạnh

3.8 Đền Tưởng Niệm Liệt Sĩ Trường Sơn Bến Phà Long Đại

Bến phà Long Đại là một điểm tham quan du lịch tâm linh Quảng Bình ý nghĩa thu hút khá nhiều khách. Nơi đây ghi dấu những chiến công hào hùng của các cựu chiến binh và những thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Nếu có dịp ghé thăm mảnh đất Quảng Bình, bạn hãy ghé thăm Bến phà Long Đại để nhớ ơn những công lao và sự hy sinh to lớn của các anh hùng đã cống hiến cho Tổ quốc vì sự độc lập tự do của dân tộc.

đền tưởng niệm liệt sỉ trường sơn bến phà long đại

3.9 Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy (huyện Lệ Thủy), đây được coi là ngôi chùa cổ nhất miền Trung là điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của đông đảo phật tử và du khách. Chùa Hoằng Phúc được xây dựng cách đây hơn 700 năm. Theo các tài liệu ghi lại, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm chùa, cầu phúc đức cho nhân dân. Lúc đó, chùa có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt lại tên chùa là Kính Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần đã ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc tự.

chùa hoằng phúc

Trải qua nhiều tác động của thời gian cùng chiến tranh, thiên tai, chùa bị tàn phá, hư hại. Cuối năm 2014, chùa Hoằng Phúc được phục dựng, tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên trạng chùa cũ theo lối chùa cổ thời nhà Trần và được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trao bằng chứng nhận di tích lịch sử quốc gia.

3.10 Suối nước nóng Bang

Cách thành phố Đồng Hới khoảng 45 km về phía Tây Nam, Suối Nước Nóng Bang thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Đến với suối Bang ấn tượng với du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên là làn khói nghi ngút mờ ảo bốc lên từ lòng suối như làn sương mai mỏng manh vương trên những tán cây rừng. Đây là dòng nước khoáng nóng với nhiệt độ sôi kỷ lục tại Việt Nam trên 105 độ C, là nguồn nước khoáng nóng từ tự nhiên, có nhiều nguyên tố vi lượng quý hiếm có tác dụng dược lý, được các nhà khoa học đánh giá là quý hiếm và rất tốt trong việc chữa trị một số bệnh đặc biệt là các bệnh ngoài da, thần kinh, xương khớp,…

suối nước nóng bang

 

4 Món ngon Quảng Bình

Quảng Bình không chỉ được biết đến với nhiều bờ biển đẹp, nhiều danh lam làm say lòng du khách mà nơi đây còn có nhiều món ăn du khách đã thưởng thức qua thì không thể nào quên.

4.1 Cháo Hàu

Có dịp đến Quảng Bình đừng quên ghé Quán Hàu trên quê hương mẹ Suốt thưởng thức các món hàu thơm, béo và ngọt mát. Quán Hàu, Quảng Ninh, Quảng Bình từ lâu đã nổi tiếng với nhiều món ăn được chế biến từ con hàu lấy từ sông Nhật Lệ. Điều đặc biệt là cũng trên sông này nhưng hàu ở những khúc sông khác không nhiều và ngon bằng hàu ở đoạn qua thị trấn này. Vì vậy mới có chuyện người ta đưa hàu từ nơi khác về ngâm vào nước sông này. Một số người cố gắng lý giải nhưng lời đáp vẫn còn là một bí ẩn. Có lẽ do nơi đây là điểm giao thoa, hòa quyện giữa hai con nước mặn và ngọt như sự kết duyên của một tình yêu đẹp.

cháo hàu

4.2 Bánh lọc

Bên cạnh món cháo còn có bánh lọc bột sắn, tôm sông. Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng để làm bánh chỉ là loại tôm nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa vừa mặn mòi vị biển. Bột sắn khi đã lọc đem luộc chín vài phần, phần nhân bên trong còn trắng. Vớt bột ra để nguội, đem phần sống, phần chín trộn nhồi kỹ với nhau, đây là thao tác công phu nhất của món ăn này. Mỗi chiếc bánh bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hấp. Loại bánh này có thể để nhiều ngày, khi ăn đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm ngon. Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình, vài lát ớt cay xé lưỡi sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên.

bánh lọc

4.3 Bánh xèo gạo lứt Quảng Hòa

Loại bánh xèo bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối làm bằng… quả chuối sứ, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm. Đĩa nộm gồm có giá, rau két và vừng. Đậu đổ giá làm nộm phải loại đậu đỏ, hạt to bậm. Gạo làm bánh xèo là loại lúa mành màu đỏ chỉ xay bóc vỏ lúa (còn có tên gọi là gạo đỏ, gạo lứt) ngâm nước khoảng 5 tiếng đồng hồ rồi đem xay, dùng môi múc cả nước và gạo bỏ vào cối xay từ từ. Xay được 2 lần cho gạo mịn. Xay xong, bỏ một ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào trong thau nước bột gạo.Khuôn tráng bánh cũng do bàn tay người đàn ông Quảng Hòa làm ra, miệng lớn hơn bát ăn cơm một tí, thành khuôn mỏng, cao khoảng 1,5cm, đáy bằng phẳng. Bếp làm có thể tráng một lúc được nhiều khuôn. Bếp thật đỏ lửa mới bỏ khuôn lên, khi tráng bánh chú ý lửa thật đỏ và đều thì bánh mới nở dậy, có hình hoa văn. Khi khuôn đã nóng, dùng môi hay tàu chuối tẩm mỡ chà lên đáy khuôn rồi múc bột gạo tráng lên. Tráng đến khuôn thứ 3 thì bánh khuôn đầu đã chín, cứ lần lượt làm như thế.

bánh xèo gạo lứt quảng hòa

4.4 Món cá chuối

Món cá chuối lạ mắt nhất. Nguyên liệu chính là những quả chuối sứ (loại chuối có hạt) chưa già nhưng cũng không non quá. Người ta hái xuống, gọt vỏ, ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái nhỏ. Sau đó luộc, uốn hình thù con tôm, con cá. Rồi lấy từng con cá chuối nhúng qua vào bát gia vị. Lúc sắp cá lên đĩa, có thể rưới thêm một ít gia vị có ớt, tỏi. Như vậy trong mỗi lát cá đều thấm gia vị. Khi ăn, lấy bánh xèo cuốn rau sống, nộm, cá chuối lại rồi kẹp vào bánh đa. Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời.

món cá chuối quảng bình



Tour liên quan