Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, là thành phố du lịch nổi tiếng, thường được biết đến với cái tên Phố Cổ Hội An, đến với Hộ An bạn sẽ được đắm mình vào không gian văn hóa truyền thống hòa quyện trong nét rêu phong cổ kính của những ngôi nhà cổ nơi đây.
Vẻ đẹp của phố cổ Hội An về đêm.
Phong cách kiến trúc truyền thống của Hội An nổi bật là các di tích như Hội Quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, miếu Quan Công hay Chùa Ông và nhà thờ tộc Trần, cùng với các món ăn nổi tiếng của Hội An như cao lầu, mì Quảng, bánh xèo và lễ hội đua ghe cũng là những yếu tố thu hút nhiều người đến với du lịch Hội An.
Thời tiết Hội An mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm. Thỉnh thoảng tùy vào thời tiết từng năm có thể có những đợt rét nhưng không quá lạnh và kéo dài.
Theo kinh nghiệm du lịch mà chúng tôi tổng hợp được thì các bạn nên đi Hội An vào những khoảng thời gian sau.
Ngày 14 âm lịch hàng tháng: Vô cùng tuyệt vời, vô cùng thú vị nếu bạn đến Hội An vào thời điểm này. Bởi vào ngày cận rằm này, tất cả các gia đình ở phố cổ Hội An sẽ tắt hết đèn điện và thắp đèn lồng. Do đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh tượng đẹp huyền bí mà bình thường chỉ thấy trên truyền hình.
Không chỉ có thể vào thời điểm này những lễ hội đường phố và những màn văn nghệ đặc sắc sẽ không làm bạn ân hận vì đã đến Hội An vào khoảng thời gian này đâu.
Rực rỡ cảnh thắp đèn lồng ở Hội An
Du lịch Hội An từ Tháng 2 đến tháng 4: Vào khoảng thời gian này, thời tiết ở Hội An đặc biệt mát mẻ và dễ chịu. Rất thích hợp cho những ai muốn đến đây để nghỉ ngơi, thư giãn.
Tháng 2 đến tháng 4, khí hậu Hội An rất mát mẻ, trong lành.
Du lịch Hội an từ tháng 10 đến tháng 12: Không ồn ào, náo nhiệt như mùa hè, Hội An vào khoảng thời gian này trong năm là mùa mưa mang vẻ bình yên, tĩnh lặng.
Nếu bạn đi đến Hội An vào thời gian này có thể kế hoạch du lịch của bạn sẽ đôi khi bị gián đoạn bất chợt do những cơn mưa bất thường, vì vậy bạn nên cân nhắc đi đến Hội An vào thời điểm nay.
Đến Hội An, bạn sẽ chơi gì, tham quan nơi đâu ? Đó là câu hỏi nhiều người thường tìm hiểu trước khi đi, Danatravel sẽ giới thiệu cho bạn rất nhiều lựa chọn khác nhau về địa điểm, từ những địa điểm du lịch trong và ngoài khu vực Hội An. Dưới đây, là tư vấn về những địa điểm nổi tiếng ở Hội An mà bạn không nên bỏ qua.
Những ngày đầu đến Hộ An, bạn nên dành thời gian tham quan khám phá khu Phố Cổ Hội An, trong khu phố cổ có nhiều điểm du lịch nổi tiếng mang đậm chất văn hóa truyền thống của Hội An, như các hội quán hay các xưởng chế tác mỹ nghệ. Dưới đây là danh sách các điểm du lịch hấp dẫn trong khu phố cổ.
Chùa Cầu: là viên ngọc giữa lòng Hội An, cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản, ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.
Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồm giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
Hội quán Phúc Kiến: Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Vị trí: 46 đường Trần Phú
Hội quán phúc kiến - Hội An.
Nhà Cổ Tấn Ký: Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa.
Nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống và được tạo tác bởi những thợ mộc, nề địa phương nên vừa mang dáng nét riêng, nhanh nhẹn, thanh thoát, ấm cúng, vừa thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.
Nhà cổ Tấn Ký, ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An.
Hội quán Triều Châu: Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trỗ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hội quán Triều Châu.
Hội quán Quảng Đông: Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang. Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có.
Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia.
Hội quán Quảng Đông.
Biển Cửa Đại: Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn.
Biển cửa đại
Đảo Cù Lao Chàm: gồm 7 hòn đảo nhỏ là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Ông. Cù Lao Chàm nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.
Cù lao chàm.
Làng Gốm Thanh Hà: Vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Sản phẩm chủ yếu là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.
Làng Gốm Thanh Hà.
Thánh địa Mỹ Sơn: Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về hướng tây nam, cách thành phố Hội An khoảng 40km.
Thánh địa Mỹ Sơn.
Biển An Bàng: Đến biển An Bàng, bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển.
Làng Mộc Kim Bồng: Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm. Đến làng nghề này, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng các khâu chế tác ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ gỗ rất tinh xảo.
Bên cạnh cảnh đẹp nơi phố cổ, Hội An còn thu hút du khách với những món ăn ngon mang hương vị độc đáo và đem lại nỗi nhớ da diết cho người trở về. Dưới đây là những món nổi tiếng Hội An, bạn đừng bỏ lỡ nếu có dịp đến đây.
1.Cao lầu
Nhắc đến Cao Lầu là người ta nhớ đến Hội An và ngược lại. Cao lầu là món ăn nổi tiếng bậc nhất ở Hội An và đã có tuổi đời hàng mấy trăm năm nay ở phố cổ này. Những người dân sống lâu năm ở Hội An kể rằng, cao lầu bắt đầu xuất hiện từ Hội An từ thế kỷ 17. Cao lầu có hương vị và phong cách chế biến chịu ảnh hưởng của món ăn Nhật Bản và Trung Hoa, được phổ biến ở nhiều nơi nhưng nổi tiếng, mang đậm nét riêng chỉ ở Hội An mới có.
Cao lầu có thể tìm thấy trong các nhà hàng sang trọng hay những quán ăn nhỏ lề đường ở Hội An. Giá một tô cao lầu rất bình dân mà ai cũng thể sẵn sàng thưởng thức mà chẳng lo tốn kém.
2.Bánh mỳ
Một món ăn quá đỗi quen thuộc, nhưng người dân nơi đây đã chế biến bánh mì thành món đặc sản nổi tiếng khiến cho các thực khách nước ngoài phải trầm trồ khen gợi không ngớt lời.
Luôn phục vụ thực khách những ổ bánh mì mới ra lò, vỏ bánh có độ giòn vừa phải mà bên trong phần ruột vẫn mềm và có độ dai. Điều làm nên đặc biệt của những chiếc bánh đó chính là phần nhân, được chế biến thành nhiều loại nhân ăn kèm như pate, thịt xá xíu, giò, thịt heo quay, trứng rán… nộm đu đủ, rau thơm. Đây chắn hẳn là món đặc sản Hội An bạn nên thử, không là hối tiếc lắm đó.
Có rất nhiều quán bán bánh mì mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số quán bánh ngon nổi tiếng: Bánh mì Phượng, bánh mì Madam Khánh, bánh mì Bà Bứa, bánh mì Thu Minh.
3. Mỳ quảng:
Về xứ Quảng thì chắc chắn là phải ăn mì Quảng. Mì Quảng nhìn qua tưởng giống với Cao Lầu nhưng mà chỉ cần nếm thử sẽ nhận ra hương vị hoàn toàn khác biệt. Mì Quảng có rất nhiều loại gia vị như tôm, thịt, trứng cút, đậu phộng rang giã nhỏ, rau sống và bánh tráng nướng giòn...
Mì Quảng trở thành một món ăn dân giã, quen thuộc trong đời sống của người Hội An. Bạn có thể tìm thấy một quán bán Mì Quảng ở bất kỳ con phố nào hay lác đác lại thấy một gánh hàng rong bán mì Quảng với tiếng rao trầm bổng đi qua từng con phố.
4.Cơm gà:
Món đặc sản Hội An vô cùng nổi tiếng chắc chắn không là ai không biết. Với những hạt cơm tơi và vàng óng, được nấu bằng chính nước luộc thịt gà nên cơm có có ngậy ngậy ngọt đượm vị gà.
Phần thịt gà trong suất cơm gà Hội An được chế biến từ những con gà tơ thả vườn, để phần thịt không bị dai mà vẫn chắc thịt, da gà vàng rộm trông vô cùng hấp dẫn. Thịt gà sau khi luộc chín sẽ được lọc xương rồi xé nhỏ, trộn với hành tây, rau thơm và tất cả được bóp trộn đều cùng với các giavị chua, cay, ngọt. Ăn kèm có bát canh và đĩa đu đủ bào.
Một số quán cơm gà nổi tiếng: Cơm gà Bà Buội (22 Phan Châu Trinh), cơm gà bà Nga (8 Phan Châu Trinh), cơm gà Bà Ty (25-27 Phan Châu Trinh).
5.Bánh đập, hén xào
Đây là một món ăn vặt quen thuộc của người dân Quảng Nam và dần dần trở thành món ăn đặc sản ở Hội An. Bánh đập còn được gọi là bánh chập, đây là một chiếc bánh ướt được đặt giữa hai miếng bánh tráng nướng, khi ăn thực khách sẽ đập những chiếc bánh vào nhau.
Thường bánh tráng (hay còn gọi là bánh đa) sẽ được ăn cùng với hến xào, những con hến được chế biến sạch sẽ rồi xào với rau răm, hành khô, bên trên đĩa hến sẽ rắc thêm đậu phộng rang. Khi ăn thực khách sẽ bẻ nhỏ miếng bánh tráng rồi dùng để xúc hến lên thưởng thức. Địa chỉ bánh đập hến xào ngon nổi tiếng là nhà hàng Hội An Bà Già địa chỉ tại thôn 1 xã Cẩm Nam.
6.Bánh đậu xanh:
Bánh đậu xanh Hội An luôn nằm trong danh sách những món đặc sản Hội An làm quà, món quà tặng dân dã mà vô vùng sang trọng. Hồi xưa bánh được dâng lên vua chúa và các quan trong chiều đình.
Bánh nhỏ có khuôn tròn và khuôn vuông, bánh được thưởng thức nhâm nhi cùng với trà xanh. Bánh có hai bánh đậu xanh khô và bánh đậu xanh ướt, nhân bánh đậu xanh và nhân thịt.
7.Chè bắp:
Chè bắp Hội An là món ăn dân dã nổi tiếng từ lâu đời bởi hương vị thơm ngon khác biệt, khó có thể nhầm lẫn với món ăn nào khác ở phố cổ. Chè bắp phải được làm từ loại bắp Cẩm Na, vùng trồng bắp ngon nức tiếng ở phố Hội đã rất lâu. Bắp ngon còn đọng sữa có hương vị ngọt, thơm và nhẹ thanh, chè bắp được ăn cùng nới nước cốt dừa lại tăng thêm vị béo ngậy. Mùa bắp Cẩm Na từ tháng 3 đến tháng 9, về Hội An thì nhất định phải nếm thử đặc sản nức tiếng này.
Ghé thăm phố Hội nhớ phải thưởng thức hết những món ngon đặc sắc này. Chính hương vị khó quên cùng với phố cổ nên thơ sẽ làm bạn nhớ mãi nơi đây.
Nếu một ngày bạn ghé thăm “di sản văn hóa thế giới” Hội An và loay hoay chưa biết nên làm gì. Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để cảm nhận sâu sắc hơn về cuộc sống và con người nơi đây.
Đi dạo Phố Cổ về đêm: Bạn sẽ ngỡ như mình lạc vào buổi dạ tiệc của ánh sáng, một bức tranh kết hợp giữa sự bình lặng của kiến trúc cổ xưa với hình ảnh dân dã và sự sôi nổi của cuộc sống hiện đại. Có lẽ đẹp nhất vẫn là khúc dọc bờ sông Hoài, nơi những vệt màu lấp lánh trên mặt nước.
Hội An được Tourpia vinh danh là một trong những thành phố có kênh đào đẹp nhất thế giới.
Thả đèn hoa đăng: Vẫn trong buổi tối ấy, bên cạnh việc chỉ quan sát, bạn có thể hòa mình vào cùng trang trí cho bữa tiệc ánh sáng trên bờ sông. Một trải nghiệm thú vị mà rất nhiều khách du lịch thích làm là thả hoa đăng trên sông Hoài.
Chính tay bạn sẽ là người thả những chiếc đèn nhỏ lấp lánh xuống sông, với hy vọng những chiếc đèn sẽ mang lại may mắn cho gia đình và người thân. Bên cạnh đèn lồng, thì hoa đăng cũng dần trở thành nét đặc trưng của du lịch Hội An.
Thả đèn hoa đăng ở hội an.
Chơi trò chơi dân gian: Một trải nghiệm rất vui ở Hội An đó là tham gia các trò chơi dân gian. Buổi tối khi đã đi dạo một vòng và cần nghỉ ngơi, bạn có thể dừng chân ở ngay đầu phố Nguyễn Thái Học hay công viên Kazik để hòa mình vào không khí vui vẻ, nhộn nhịp trong các trò chơi bài Chòi, đập bùng binh...
Chơi trò chơi dân gian.
Ăn bánh mỳ ngon nhất thế giới: Ở Hội An có những tiệm bánh mì rất nổi tiếng với du khách nước ngoài, đó là bánh mì Phượng (Phan Châu Trinh), bánh mỳ Madam Khanh (Trần Cao Vân) và bánh mì bà Lành (Cửa Đại). Bánh mỳ Hội An với những lát thịt lợn, pate, dưa leo, rau thơm và loại nước sốt thịt đặc trưng vô cùng thơm ngon, hấp dẫn.
Bánh mì Hội An - Món ngon Hội An.
Đi thuyền trên sông Hoài: Đi thuyền ngắm một góc Phố Cổ vào đêm và thả hoa đăng rất được các cặp đôi yêu thích, đặc biệt là những người đến Hội An để chụp đám cưới. Tuy nhiên nếu bạn không có đôi thì vẫn có thể đi cùng gia đình, bạn bè.