Khám phá lăng Tự Đức Huế

LĂNG TỰ ĐỨC – VẺ ĐẸP ĐỘC ĐÁO CỦA KIẾN TRÚC THỜI NHÀ NGUYỄN

Không giống như vẻ đẹp ngông nghênh và bố cục ngạo nghễ của lăng Khải Định, Lăng Tự Đức với vẻ nhã nhặn, nằm trong khung cảnh sơn thủy hữu tình được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất thời Nguyễn ở thế kỷ 19. Ngày nay, dù đã bị thời gian làm nhạt phai đi nhiều đường nét nhưng nó vẫn mang đậm phong cách Nho giáo, trầm mặc, toát lên vẻ vương giả không thể nhầm lẫn vào đâu được.


1. Lăng Tự Đức:

Toạ lạc tại thôn Thượng, Thành phố Huế. Không giống như vẻ đẹp ngông nghênh và bố cục ngạo nghễ của lăng Khải Định, Lăng Tự Đức với vẻ nhã nhặn, nằm trong khung cảnh sơn thủy hữu tình được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất thời Nguyễn ở thế kỷ 19.

Ngày nay, dù đã bị thời gian làm nhạt phai đi nhiều đường nét nhưng nó vẫn mang đậm phong cách Nho giáo, trầm mặc, toát lên vẻ vương giả không thể nhầm lẫn vào đâu được.

Ảnh sưu tầm

Sơ đồ lăng Tự Đức mang cấu trúc đặc biệt, quần thể kiến trúc này tọa lạc trên tổng diện tích 12 ha, gồm gần 50 công trình lớn nhỏ trải dài và hầu hết đều có chữ Khiêm trong tên gọi:

1.1. Khiêm Cung Môn:

Công trình hai tầng dạng vọng lâu nằm trên nền cao, thẳng hàng với Dũ Khiêm Tạ. Đây là nơi dành cho vua nghỉ ngơi mỗi khi đến thăm. Ở chính giữa là điện Hòa Khiêm, khi còn sống là nơi là việc của vua còn nay là nơi dùng để thờ vua Tự Đức và hoàng hậu.

Lăng Tự Đức

Ảnh sưu tầm

1.2. Điện Lương Khiêm:

Sau điện Hòa Khiêm là điện Lương Khiêm, xưa vốn là nơi nghỉ ngơi, thưởng trà của vua. Về sau làm nơi thờ linh vong mẹ của vua Tự Đức – bà Từ Dũ. Bên phải là Ôn Khiêm Lương – nơi cất giữ đồ ngự dụng.

Lăng Tự Đức

Ảnh sưu tầm

1.3. Nhà hát Minh Khiêm:

Phía bên trái điện Khiêm Lương có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát. Hầu hết các cột trống đỡ đều chạm khắc tinh xảo với hoa văn nổi bật. Khi nhà hát đóng kín, bên ngoài người ta sẽ thắp nến tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo. Hiện nay, đây là một trong những nhà hát cổ nhất Việt Nam rất đáng ghé thăm.

Lăng Tự Đức

Ảnh sưu tầm

1.4. Đảo Tịnh Khiêm:

Là mảnh đất trồng hoa và nuôi thú, như một trò tiêu khiển của nhà vua mỗi khi cảm thấy mệt mỏi với công việc triều chính. Nhà vưa thường đến thưởng hoa, làm thơ, đọc sách. Đặc biệt, ở khu vực đảo Tịnh Khiêm còn có một con kênh dài với 3 cây cầu bắc ngang qua dẫn đến đồi thông xanh mướt, trong lành.

Lăng Tự Đức

Ảnh sưu tầm

2. Khu lăng mộ vua Tự Đức:

Sau khu tẩm điện lăng tự Đức Huế là khu lăng mộ. Đầu tiên là Bái Đính với hai đầu tượng quan văn võ. Tiếp theo là Bi Đình có tấm bia bằng đá nặng 20 tấn có khắc bài Khiêm Cung Ký. Nằm trên Tiểu Khiêm Trì là Bửu Thành bằng gạch, chính giữa là ngôi mộ của Tự Đức. Thêm một khu vực đặc biệt nữa đó là Bổi Lăng, nơi yên nghỉ của vua Kiến Phúc – vị vua thứ 7 của Triều Nguyễn.

Lăng Tự Đức

Ảnh sưu tầm

Và sẽ thật thiếu sót nếu bạn đặt chân đến miền đất Cố đô mà không ghé thăm lăng Tự Đức. Quần thể này đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới và trở thành di tích lịch sử đầu tiên của Việt Nam góp mặt vào bảo tàng số hóa 3D của Google Arts & Culture vừa qua.

Lăng Tự Đức được xây dựng thể hiện rõ nét con người của nhà vua thời nhà Nguyễn: có sự uy nghiêm, uy quyền nhưng không kém phần nhẹ nhàng, thanh thoát, đầy chất văn thơ, nghệ sĩ. Những đầm sen bát ngát, những cây cầu nhỏ nhỏ bắc qua hồ, những khu đến chùa miếu mạo ngập mùi khói hương nghi ngút,… chắc chắc sẽ khiến cho khách du lịch có một chuyến đi không thể nào quên! Mọi thông tin về đặt tour du lịch tham quan Lăng Tự Đức hãy "alo" Danatravel bạn nhé!

Cùng chuyên mục